Thông tin về dân tộc Việt Nam
2/27/2024 12:00:00 AM | 2261
Thông tin cơ bản về 54 dân tộc: [Tham khảo tại đây]
Phân bố theo khu vực
Lãnh thổ Việt Nam có diện tích khoảng 331.230,8 km2. Hai quần đảo lớn nhất là Trường Sa và Hoàng Sa. Đảo lớn nhất là Phú Quốc.
Lãnh thổ Việt Nam trên đất liền được chia làm ba miền: Bắc, Trung, Nam và tám vùng: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Riêng dân tộc Việt (còn gọi là dân tộc Kinh): phân bố khắp cả nước.
Quy mô dân số
Tất cả số liệu được lấy từ 2 văn bản của Tổng cục thống kê:"Kết quả Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2019" và "Đặc trưng cơ bản của 53 dân tộc thiểu số năm 2019"
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, tổng dân số Việt Nam là 96.208.984 người, trong đó người Việt (Kinh) chiếm đa số (85,32%), phần còn lại là 53 dân tộc thiểu số.
Trừ người Việt, những dân tộc đông người nhất bao gồm:
Dân tộc Thái: 1.820.950 người
Dân tộc Mường: 1.452.095 người
Dân tộc Mông: 1.393.547 người
Dân tộc Khơ Me: 1.319.652 người
Dân tộc Nùng: 1.083.298 người
Những dân tộc ít người nhất bao gồm:
Dân tộc Si La: 909 người
Dân tộc Pu Péo: 903 người
Dân tộc Rơ Măm: 639 người
Dân tộc Brâu: 525 người
Dân tộc Ơ Đu: 428 người
Ngôn ngữ các dân tộc
Ngôn ngữ của 54 dân tộc Việt Nam thuộc về năm ngữ hệ lớn:
Nam Á (Austroasiatic)
tên khác: Môn-Khơ Me (Mon-Khmer) khi hkông bào gồm nhóm Munda
Nam Đảo (Austronesian)
Thái-Ka Đai (Tai-Kadai)
H.Mông-Miền (HMong-Mien)
tên khác: Miêu-Dao (Miao-Yao)
Hán-Tạng (Sino-Tibetan)
Ngữ hệ Nam Á:
Nhóm Việt-Mường: Việt, Chứt, Mường, Thổ
Nhóm Ba Na: Ba Na, Brâu, Chơ Ro, Co, Cơ Ho, Giẻ Triêng, Hrê, Mạ, MNông, Rơ Măm, Xơ Đăng, X'Tiêng
Nhóm Cơ Tu: Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Tà Ôi
Nhóm Palaung: Kháng
Nhóm Khơ Mú: Khơ Mú, Ơ Đu, Minh Mun
Tiếng Khơ Me: Khơ Me
Nhóm Mảng: Mảng
Ngữ hệ Nam Đảo:
Nhóm Chăm: Chăm, Chu Ru, Ê Đê, Gia Rai, Ra Glai
Ngữ hệ Thái-Ka Đai:
Nhóm Tày-Thái: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chya, Tày, Thái
Nhóm Kra: Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo
Ngữ hệ H'Mông-Miền:
Nhóm H'Mông: Mông, Pà Thẻn
Nhóm Miền: Dao
Ngữ hệ Hán-Tạng:
Nhóm Hán: Hoa, Ngái, Sán Dìu
Nhóm Lô Lô: Cống, Hà Nhì, La Hủ, Lô Lô, Phù Lá, Si La
Ngôn ngữ các dân tộc, dù chung gốc, cũng sẽ có các sự khác biệt nhất định. Có thể nói, 54 dân tộc Việt Nam đều có ngôn ngữ riêng. Trong số đó, 24 dân tộc chữ viết riêng: Thái, Hoa, Khơ Me, Chăm, Ê Đê, Tày, Nùng, Cơ Ho, Lào...Tiếng Việt được quy định là ngôn ngữ chung ở Việt Nam.