Trang chủ

Câu hỏi thường gặp

TRẢ LỜI:
Đối với dân tộc thiểu số có quy mô dân số dưới 10 nghìn người trên toàn quốc và sống trong địa bàn vùng dân tộc thiểu số thì sẽ tiến hành điều tra toàn bộ những hộ thuộc nhóm dân tộc thiểu số này; những hộ dân tộc thiểu số khác từ 10 nghìn người trở lên sống trong địa bàn vùng dân tộc thiểu số thì được điều tra chọn mẫu. Chỉ có hộ dân tộc thiểu số được chọn mẫu thì mới được điều tra, những hộ dân tộc thiểu số sống ngoài vùng dân tộc thiểu số hoặc trong vùng dân tộc thiểu số nhưng không được chọn mẫu thì không thuộc phạm vi điều tra.

TRẢ LỜI: Thời điểm điều tra là 0 giờ ngày 01/7/2024. Thời gian thu thập thông tin tại các hộ dân tộc thiểu số và tại Uỷ ban nhân dân cấp xã bắt đầu từ ngày 01/7/2024, kết thúc chậm nhất vào ngày 31/7/2024.

TRẢ LỜI: Nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số, 53 dân tộc còn lại là dân tộc thiểu số. Đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta chủ yếu cư trú ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và biên giới, nơi có vị trí chiến lược nhưng cũng khó khăn về kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách giúp đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn và phát huy bản sắc của dân tộc mình. Tuy nhiên, thông tin để phục vụ đánh giá tình hình, hoạch định chính sách cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu. Vì vậy Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở và điều kiện sống của hộ dân tộc thiểu số và các điều kiện kinh tế - xã hội khác nhằm phản ánh thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số để biên soạn các chỉ tiêu thống kê về dân tộc phục vụ xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025;

TRẢ LỜI: Quyết định số 628/QĐ-TCTK ngày 14/7/2023 về Phương án Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024, Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các bộ ngành, cơ quan liên quan tổ chức điều tra thu thập thông tin. Ủy ban Dân tộc theo dõi, giám sát, tiếp nhận và sử dụng thông tin, số liệu của cuộc điều tra từ Tổng cục Thống kê.

TRẢ LỜI:
Trong cuộc Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của
53 dân tộc thiểu số năm 2024, hộ dân tộc thiểu số được quy định là hộ dân cư
đáp ứng ít nhất một trong ba điều kiện sau:
(1) Chủ hộ là người dân tộc thiểu số;
(2) Vợ hoặc chồng của chủ hộ là người dân tộc thiểu số;
(3) Hộ có tỷ lệ thành viên là người dân tộc thiểu số chiếm từ 50% trở lên.

TRẢ LỜI:
Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc
thiểu số năm 2019 sẽ thu thập những thông tin sau:
Đối với hộ dân tộc thiểu số, sẽ thu thập các nhóm thông tin chính sau:
1. Thông tin chung về dân số gồm: số người, giới tính, tuổi, dân tộc, tôn
giáo, tình hình hình sử dụng bảo hiểm y tế, tiêm chủng đối với trẻ em, tình trạng
khuyết tật, tình trạng di cư, trình độ giáo dục và đào tạo, khả năng nói và viết
tiếng phổ thông, tiếng dân tộc, tình trạng hôn nhân, lao động việc làm;
2. Thông tin về lịch sử sinh của nữ vị thành niên từ 10-14 tuổi và phụ nữ
từ 15-49 tuổi;
3. Thông tin về người chết của hộ;
4. Thông tin về nhà ở và điều kiện sinh hoạt của hộ;
5. Thông tin về số lượng và từng loại gia súc chủ yếu của hộ;
6. Thông tin về đất ở và đất sản xuất của hộ;
7. Thông tin về nhu cầu vay vốn ưu đãi của hộ;
8. Thông tin về tình hình văn hóa - xã hội và tiếp cận các dịch vụ công
cộng của hộ.
Đối với Uỷ ban nhân dân cấp xã, sẽ thu thập những thông tin sau:
- Thông tin chung về đặc điểm của xã;
- Thông tin về cơ sở hạ tầng và thông tin;
- Thông tin về trường học và trình độ giáo viên;
- Thông tin về chợ, y tế và vệ sinh môi trường;
- Thông tin về số lượng cán bộ, công chức cấp xã;
- Thông tin về tôn giáo và tín ngưỡng.